Viêm tuyến tiền liệt thường không làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và gây ra các biến chứng rối loạn chức năng sinh dục, vô sinh, nhiễm trùng huyết…

*


Nội dung bài viết

Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt là gì?
Các dạng viêm tuyến tiền liệt Các biện pháp chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt
Điều trị viêm tuyến tiền liệt

Bệnh viêm tuyến tiền liệt là gì?

Viêm tuyến tiền liệt là thuật ngữ y khoa được dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng tại tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt là một cấu trúc thuộc hệ tiết niệu -sinh dục, chỉ có ở nam giới. Tuyến này nằm dưới bàng quang, bao bọc quanh niệu đạo sau, trọng lượng khoảng 20gram, có vai trò tiết ra dịch trong tinh dịch và hỗ trợ phóng tinh ở nam giới. (1)

Bệnh biểu hiện ở dạng cấp tính hay mạn tính. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn hoặc không phải vi khuẩn. Độ tuổi thường bị viêm tuyến tiền liệt là nam giới trung niên khoảng 50 tuổi hoặc trẻ tuổi hơn (dưới 40 tuổi).

Bạn đang xem: Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, tinh thần và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.

Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt là gì?

Theo các chuyên gia tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu thận học, BVĐK Tâm Anh, có nhiều nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt.

1. Vi sinh vật 

Đường tiết niệu là một trong những cơ quan chứa rất nhiều vi khuẩn như E.coli, phẩy khuẩn tả Proteus, nấm Mycoplasma, Enterobacter… Các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào tuyến tiền liệt qua niệu đạo gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính và mạn tính. Đôi khi, vi khuẩn còn có thể ngược theo đường dẫn tinh gây viêm tinh hoàn, viêm mào tinh…

2. Phản ứng của hệ thống miễn dịch

Tình trạng viêm tuyến tiền liệt cũng có thể là phản ứng của hệ thống miễn dịch với tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

3. Tổn thương do các thủ thuật

Một số trường hợp viêm tuyến tiền liệt không liên quan đến nguyên nhân vi khuẩn. Người bệnh bị viêm do các thủ thuật có liên quan đến niệu đạo, sau sinh thiết tuyến tiền liệt, do chấn thương hay sang chấn khi chơi thể thao, vận động mạnh…

4. Không rõ nguyên nhân

Đôi khi tình trạng viêm tuyến tiền liệt không có nguyên nhân cụ thể.

Dấu hiệu bệnh viêm tuyến tiền liệt

Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt khác nhau tùy theo tình trạng bệnh, nguyên nhân gây viêm. Nhìn chung, khi bị viêm tuyến tiền liệt ở nam giới, người bệnh sẽ có các dấu hiệu:

Đau rát khi đi tiểu Tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, tiểu ngập ngừng Tiểu nhiều, tiểu đêm Cảm giác muốn đi tiểu liên tục Nước tiểu đục và/hoặc có máu Đau bụng, đau bẹn, đau lưng dưới Đau khu vực đáy chậu như ở giữa bìu, trực tràng Đau dương vật, tinh hoàn Đau khi xuất tinh Đau nhức cơ, ớn lạnh, sốt
*

Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt


Các dạng viêm tuyến tiền liệt 

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia phân loại viêm tuyến tiền liệt thành 4 dạng:

1. Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn 

Nam giới bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính do nguyên nhân vi khuẩn thường có các triệu chứng đột ngột, nghiêm trọng. Người bệnh có biểu hiện nóng rát, đau buốt khi đi tiểu, đau bụng, buồn nôn, ói mửa, nhức người, mỏi cơ, ớn lạnh, sốt… Người bệnh có thể ngửi thấy mùi khó chịu hoặc thấy máu trong nước tiểu, tinh dịch.

2. Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn 

Với viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn, các triệu chứng nhiễm trùng diễn ra, tái phát nhiều lần. Triệu chứng không nghiêm trọng như nhiễm trùng cấp tính, phát triển và duy trì ở mức độ nhẹ. Các triệu chứng của loại viêm tuyến tiền liệt này thường kéo dài hơn 3 tháng, bao gồm: tiểu rát, tiểu buốt, tiểu đêm, tiểu gấp, đau bụng dưới, đau lưng dưới, đau tinh hoàn hoặc dương vật, đau bàng quang, đau khi xuất tinh…

3. Viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi khuẩn 

Nam giới bị viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn thường có liên quan đến hội chứng đau vùng chậu mạn tính, đau vùng chậu tái phát… Bệnh có các triệu chứng đường tiết niệu, nhưng không liên quan đến yếu tố vi khuẩn. Khi xét nghiệm không tìm ra vi khuẩn. Người bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi khuẩn có triệu chứng tương tự như viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn. Người bệnh bị tiểu buốt, tiểu nhiều, có tế bào mủ trong nước tiểu.

4. Viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng

Một dạng viêm tuyến tiền liệt khác không có triệu chứng. Người bệnh thường không nhận ra mình có bệnh cho đến khi tình cờ phát hiện khi thăm khám các bệnh khác. Với trường hợp này, người bệnh thường không cần điều trị, chỉ chú ý chăm sóc sức khỏe và đến bệnh viện khi có triệu chứng rõ rệt hơn.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt?

Các yếu tố rủi ro của bệnh lý viêm tuyến tiền liệt ở nam được các chuyên gia tiết niệu khuyến cáo bao gồm:

Tuổi tác: Nam thanh niên hoặc trung niên tuổi trên 50 Tiền sử bị viêm tuyến tiền liệt Người mắc Hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS) Người đặt ống thông tiểu để chẩn đoán và điều trị các bệnh đường tiết niệu Người từng được sinh thiết để chẩn đoán nguy cơ ung thư Người uống ít nước khiến cho nước tiểu ít được tống xuất, tồn đọng vi khuẩn Người thường bị mất nước do đặc thù công việc, bệnh lý… Người làm các công việc thường bị rung lắc, chấn động

Các yếu tố nguy cơ bổ sung của viêm tuyến tiền liệt có thể bao gồm: áp lực tâm lý, người từng bị tổn thương dây thần kinh ở vùng chậu do phẫu thuật hoặc chấn thương do tập luyện thể dục thể thao…

Ngoài ra, người bị hẹp bao quy đầu hay có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng dễ bị viêm tuyến tiền liệt hơn người khác.

*

Biến chứng bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam giới

Tình trạng viêm tuyến tiền liệt cấp tính hoặc mạn tính có thể gây nên nhiều biến chứng (2) liên quan đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người bệnh như:

Nhiễm trùng máu Viêm mào tinh hoàn Áp xe tuyến tiền liệt Nhiễm trùng lan đến các vùng lân cận như xương chậu, xương sống Những thay đổi trong tinh trùng và tinh dịch có thể gây vô sinh Lo lắng, trầm cảm Tử vong, trong những trường hợp nghiêm trọng

Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh có thể có triệu chứng hoặc không. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những biểu hiện sau đây thì nên đến ngay các cơ quan y tế:

Chảy máu, nhất là sau khi quan hệ tình dục Xuất tinh bất thường, xuất tinh có lẫn máu Xuất hiện các cơn đau nặng ở vùng chậu, lưng dưới

Các biện pháp chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt

Bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt dựa trên tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe, đặc biệt bác sĩ sẽ thăm khám tuyến tiền liệt bằng ngón tay qua ngả trực tràng để đánh giá các đặc điểm của viêm tuyến tiền liệt hoặc phát hiện các tổn thương có nguy cơ ác tính, và các xét nghiệm cận lâm sàng.

1. Xét nghiệm nước tiểu

Việc phân tích nước tiểu để tìm kiếm vi khuẩn, máu và các yếu tố khác có nguy cơ gây viêm tuyến tiền liệt hoặc do viêm tuyến tiền liệt gây ra.

2. Cấy nước tiểu

Nuôi cấy nước tiểu trong phòng thí nghiệm giúp tìm ra loại vi khuẩn đã tấn công vào tuyến tiền liệt và dự kiến loại kháng sinh phù hợp để điều trị.

*

3. Thăm khám qua ngả trực tràng 

Động tác thăm khám này được bác sĩ chuyên khoa thực hiện, nhằm đánh giá kích thước, mật độ, tính đàn hồi của tuyến tiền liệt. Một số trường hợp, bác sĩ có thể chọc hút lấy mủ từ tuyến tiền liệt đem đi cấy và làm kháng sinh đồ.

4. Cấy dịch niệu đạo

Tương tự như cấy nước tiểu, việc cấy dịch niệu đạo trong phòng thí nghiệm cũng giúp xác định chủng vi khuẩn và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

5. Nội soi bàng quang

Nội soi bàng quang giúp bác sĩ khảo sát đường tiểu dưới để tầm soát, chẩn đoán, theo dõi tình hình và đánh giá kết quả điều trị. Hoặc có thể cắt đốt phá ổ áp xe nếu viêm tuyến tiền liệt bị áp xe hóa.

6. Siêu âm qua ngả trực tràng 

Đây là một trong những biện pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến, giúp xác định kích thước tuyến tiền liệt, tình trạng các mô nhu, khối u, ổ viêm… Ngoài giúp xác định nguy cơ viêm tuyến tiền liệt, siêu âm còn có thể giúp phát hiện những dấu hiệu ban đầu của ung thư ở bộ phận này.

7. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Phương pháp chụp cộng hưởng từ cho phép khảo sát tuyến tiền liệt một cách toàn diện, nhằm đánh giá nguy cơ nhiễm trùng để có biện pháp can thiệp phù hợp.

Điều trị viêm tuyến tiền liệt

Tùy theo nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt, người bệnh có thể được chỉ định bằng điều trị bằng các phương pháp phù hợp dưới đây:

1. Điều trị bằng thuốc

Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh như Levofloxacin, Ciprofloxacin… thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt do nguyên nhân vi khuẩn. Người dùng thuốc kháng sinh phải tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị để diệt sạch vi khuẩn, tránh nguy cơ tái phát và vi khuẩn kháng thuốc. Hầu hết các loại kháng sinh này được sử dụng qua đường uống, nhưng cũng có thể dùng qua đường tiêm để rút ngắn thời gian điều trị. Thuốc chẹn alpha: Nhóm thuốc này giúp giãn các cơ tuyến tiền liệt, cổ bàng quang để giải quyết các triệu chứng tiểu rát, tiểu buốt, tiểu nhiều lần… Tác dụng phụ của thuốc chẹn alpha là hạ huyết áp, nên bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc này cho người có huyết áp thấp hay đang dùng thuốc hạ huyết áp. Thuốc chống viêm, giảm đau: Các thuốc Ibuprofen, Piroxicam, Diclofenac, Paracetamol… hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu khi bị viêm tuyến tiền liệt như đau nhức, sốt…

2. Các phương pháp khác

Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh được chỉ định dùng kháng sinh trong khoảng 6 tuần cho đến 6 tháng để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ cũng có thể phải chỉ định phẫu thuật để giải phóng bàng quang tắc nghẽn, loại bỏ mô sẹo để cải thiện lưu lượng nước tiểu.

Phòng ngừa bệnh viêm tuyến tiền liệt

Các chuyên gia tiết niệu, có một số biện pháp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng được khuyến khích như:

Quan hệ tình dục an toàn Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục Uống nhiều nước (từ 2-3 lít mỗi ngày) Đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu Tránh thức ăn cay nóng, rượu bia, chất kích thích… Xây dựng lối sống lành mạnh, vận động phù hợp, ăn nhiều rau xanh Hạn chế ngồi lâu, tránh chơi các môn thể thao gây áp lực lên tuyến tiền liệt

Trung tâm Tiết niệu Thận học, hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Giám đốc Trung tâm – Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên, Phó giám đốc – Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, Trưởng khoa Tiết niệu – TS.BS Nguyễn Hoàng Đức… là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam.

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.

Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu…

Để đặt lịch khám viêm tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

+ Gọi tổng đài 0287 102 6789 (TP HCM) hoặc 1800 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.

+ Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/

 + Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh

Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng bệnh lý nhiễm trùng cấp tính hay mạn tính của tuyến tiền liệt, với biểu hiện hội chứng lâm sàng đa dạng. Thường gặp bệnh cảnh lâm sàng là hội chứng đau vùng chậu mạn tính hay những người bệnh phát hiện mà không có triệu chứng lâm sàng điển hình.

*

Viêm tuyến tiền liệt

Phân loại

+ Loại I: viêm tiền liệt tuyến cấp do vi khuẩn

+ Loại II: viêm tiền liệt tuyến mạn do vi khuẩn

+ Loại III: Viêm tuyến tiền liệt kèm với hội chứng đau vùng chậu mạn tính

Loại IIIA: Hội chứng đau vùng chậu mạn tính có phản ứng viêm cấp, có sự xuất hiện của các tế bào bạch cầu trong dịch tiết của tuyến tiền liệt hoặc trong tinh dịch
Loại IIIB: Hội chứng đau vùng chậu mạn tính không có phản ứng viêm cấp, biểu hiện là không có sự xuất hiện của các tế bào bạch cầu trong dịch tiết của tuyến tiền liệt hay trong tinh dịch.

+ Loại IV: viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng. Thường không có đặc điểm lâm sàng mà được phát hiện tình cờ khi đi khám vì vô sinh hiếm muộn hoặc xét nghiệm tầm soát có PSA tăng cao.

Dịch tễ học

- Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lý phổ biến ở nam giới dưới từ 50 tuổi trở lên hay mắc các bệnh về hệ tiết niệu sinh dục

- Xếp hang thứ 3 các mặt bệnh hay gặp ở Nam giới trên 50 tuổi sau bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt.

- Tỷ lệ nam giới mắc gặp nhiều ở các nước Châu Phi 12,2%, sau đó là các nước Châu Âu 8,6%, cuối cùng là các nước Châu Á chiếm tỷ lệ 7,5%.


Nguyên nhân bệnh Viêm tuyến tiền liệt


Phần lớn nguyên nhân dẫn tới viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn là do lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn, ngoài ra cũng có thể gặp qua đường máu, đường bạch huyết hay từ các cơ quan lân cận. Tuy nhiên qua nhiều năm vẫn chưa có nghiên cứu nào chắc chắn đường lây nào cụ thể gây ra bệnh cảnh viêm tuyến tiền liệt.

*

Phần lớn nguyên nhân dẫn tới viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn là do lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn

Với những nam giới có đời sống quan hệ tình dục thoải mái, tiền sử đã nhiều lần mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì nguy cơ mắc viêm tuyến tiền liệt là rất cao.

Hình ảnh sinh lý bệnh của viêm tuyến tiền liệt cấp hay mạn tính là có sự xuất hiện của các tế bào viêm trong biểu mô ống tuyến và tuyến của tuyến tiền liệt. Tuy nhiên sự xuất hiện của các tế bào viêm trong dịch tiết tuyến tiền liệt hay trong nước tiểu không phản ánh chính xác hay tương đồng với các triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân đang có.

Ở những hình ảnh sinh lý bệnh của viêm tuyến tiền liệt mạn tính nguyên nhân do vi khuẩn thì người ta thấy là có nhiều tế bào viêm không đặc hiệu như tế bào lympho, đại thực bào hay các bào tương.

Trong viêm tuyến tiền liệt thì hội chứng đau vùng chậu mãn tính chẩn đoán dựa vào các triệu chứng đau vùng chậu của bệnh nhân, ngoài ra có thể có thêm các rối loạn chức năng sinh dục, chức năng thần kinh cơ trong khi kết quả nuôi cấy nước tiểu hay dịch tiết tuyến tiền liệt đều không phát hiện vi khuẩn gây bệnh.

Một số tác nhân gây viêm tuyến tiền liệt do virus có thể kể đến là người bệnh nhiễm virus HIV, CMV, Mycobacteriu hay nhiễm nấm…

Nguyên nhân

- Viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường do các vi khuẩn thông thường tại tuyến tiền liệt hoặc ngược dòng từ niệu đạo gây nên.

- Viêm tuyến tiền liệt mạn tính thường liên quan tới tình trạng tái phát nhiều lần của các tác nhân gây viêm tại tuyến tiền liệt

- Nhóm vi khuẩn gram âm thường gặp như: các Enterobacteriaceae, E.Coli, Klebsiella

- Nhóm vi khuẩn gram dương thường gặp như: Enterococci là một trong những vi khuẩn gram dương thường gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu chiếm 5 - 10%. Tuy nhiên có 1 số nghiên cứu chưa chứng minh được các vi khuẩn gram dương có thực sự gây bệnh hay chỉ tham gia vào hệ vi khuẩn trong TTL

- Các vi khuẩn lây qua đường tình dục như Chlamydia, Gardnerella vaginalis, ure plasma, nấm candida,

- Sự thay đổi sức đề kháng của TTL:

+ Các yếu tố nguy cơ giúp vi khuẩn có thể ký sinh trong TTL: sự trào ngược các ống tiết trong TTL, viêm mào tinh hoàn cấp, hẹp bao quy đầu, quan hệ tình dục không an toàn, đặt sonde tiểu lâu ngày, các can thiệp hay phẫu thuật nội soi qua niệu đạo.

- Sự thay đổi các thành phần trong dịch tiết TTL: làm suy giảm khả năng kháng khuẩn của TTL, hạn chế khuếch tán của 1 số loại kháng sinh trong nhu mô của TTL.


Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm tuyến tiền liệt có thể gây ra các biến chứng như:

- Bí tiểu hay tiểu khó.

*

Bí tiểu hay tiểu khó

- Với những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch thì có thể dẫn tới áp xe tuyến tiền liệt.

- Vô sinh ở nam giới do biến chứng làm viêm xơ hẹp niệu đạo hay ống phóng tinh.

- Viêm bàng quang.

- Viên thận bể thận.

- Nhiễm khuẩn huyết.


- Nam giới cần tránh quan hệ tình dục không an toàn, nên quan hệ 1 vợ 1 chồng hoặc chung thủy với 1 bạn tình.

- Nên duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày, thường 2 - 4 lít/ngày, không nên tạo thói quen xấu là nhịn tiểu.

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…

*

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,.. để phòng ngừa bệnh viêm tuyến tiền liệt

- Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày hay sau quan hệ.

- Khám định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường tại cơ quan sinh dục, cần tuân thủ hướng điều trị và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay tại Bệnh viện đa khoa qdvts.edu.vn có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nam khoa, Niệu khoa giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống xét nghiệm hiện đại giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh viêm TTL được dễ dàng và hiệu quả hơn.


1. Triệu chứng cơ năng

Bệnh nhân tới khám cần chú ý các triệu chứng lâm sàng sau đây gợi ý tình trạng viêm tuyến tiền liệt cấp tính:

- Sốt, gai rét.

- Đau cơ, đau khớp.

- Đau vùng hạ vị hay vùng đáy chậu.

- Biểu hiện tiểu khó.

- Ngoài ra có thể có tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu nhiều về đêm, tiểu ngắt ngừng, tia tiểu yếu và cảm giác không thoải mái sau đi tiểu.

- Đau vùng thắt lưng.

- Tiết dịch niệu đạo một cách tự nhiên.

Với những bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt mạn tình thì hầu như không có triệu chứng lâm sàng. Có một số biểu hiện có thể là dấu hiệu gợi ý như sau:

- Tiểu ngắt ngừng hay tiểu khó.

- Các biểu hiện tắc nghẽn đường tiểu dưới.

- Tiền sử viêm nhiễm tiết niệu tái phát nhiều lần.

Với những bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt kèm có hội chứng đau vùng chậu mạn tính thường xuất hiện các triệu chứng:

- Thường xuyên hoặc luôn có cảm giác khó chịu vùng chậu như: đau tức vùng tầng sinh môn, đau tức hạ vị, khó chịu ở niệu đạo, tinh hoàn kéo dài 3 - 6 tháng mà trước đó không có biểu hiện hay điều trị về nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục

- Các triệu chứng của tắc nghẽn đường tiểu như tiểu nhiều lần, tiểu khó và tiểu không hết bãi.

- Đau cơ quan sinh dục sau khi xuất tinh hoặc khi cương để quan hệ.

- Biểu hiện rối loạn cương dương.

2. Khám thực thể

Chủ yếu khám thăm trực tràng để đánh giá tuyến tiền liệt.

- Với những bệnh nhân có viêm tiền liệt tuyến cấp tính cần mô tả các dấu hiệu sau:

+ Tuyến tiền liệt có mật độ mềm, sờ nóng, ấn đau tức khi thăm trực tràng.

+ Đau vùng hạ vị.

+ Có thể có cầu bàng quang do bí tiểu cấp.

Tuy nhiên hạn chế xoa bóp để lấy dịch trong trường hợp nghi ngờ viêm tuyến tiền liệt cấp.

- Với những bệnh nhân viêm mạn tính do vi khuẩn thì chú ý các dấu hiệu sau:

+ Khám sờ nắn thấy tuyến tiền liệt bình thường.

+ Có đau tức hạ vị mà tiền sử có đợt viêm cấp tính.

- Bệnh nhân viêm mạn tính kèm hội chứng đau vùng chậu thì ngoài các triệu chứng như trên thì có thể xuất hiện tăng co thắt cơ vùng trực tràng.

3. Cận lâm sàng

- Xét nghiệm máu cơ bản như tổng phân tích máu, chức năng thận, chức năng gan, PSA.

*

Xét nghiệm máu cơ bản như tổng phân tích máu, chức năng thận, chức năng gan, PSA.

- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, cặn nước tiểu.

- Cấy nước tiểu hay cấy dịch tiết từ tuyến tiền liệt chẩn đoán xác định nguyên nhân do vi khuẩn gây bệnh.

- Siêu âm tổng quát ổ bụng hoặc chụp niệu đạo ngược dòng có cản quang đánh giá lượng nước tiểu tồn dư.

- Siêu âm qua ngả trực tràng giúp đánh giá chính xác và mô tả chi tiết tuyến tiền liệt mà đường bụng hạn chế khảo sát. Tuy nhiên cần phải được làm bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm được đào tạo.

- Chụp CT Scanner vùng chậu giúp chẩn đoán rõ hơn các bệnh lý như ung thư tuyến tiền liệt, áp xe tuyến tiền liệt…hay các bệnh lý khác liên quan gây đau vùng chậu mạn tính.

Chẩn đoán phân biệt

- U phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

- Ung thư tuyến tiền liệt.

- Ung thư tinh hoàn.

- Các bệnh lý sỏi niệu quản, sỏi thận hay sỏi bàng quang.

- Rối loạn cương dương.

- Các bệnh lý đau mạn tính vùng chậu do chèn ép rễ thần kinh.


1 Viêm tuyến tiền liệt cấp tính

- Không phải kháng sinh nào điều trị cũng khuếch tán tốt vào nhu mô của tuyến tiền liệt.

- Điều trị kháng sinh bước đầu, nếu chưa có kết quả cấy dịch hay cấy nước tiểu thì cần điều trị theo kinh nghiệm là hướng đến các vi khuẩn gram âm trước.

- Kháng sinh lựa chọn đầu tay là nhóm Fluoroquinilon: hai kháng sinh được hay dùng là Ciprofloxacin 500mg/12 giờ hoặc Levofloxacin 500mg/ngày.

- Ngoài ra nhóm kháng sinh Trimethoprim- sulfamethozazole 960mg/12 giờ cũng có hiệu quả tốt trong điều trị viêm cấp tính tuyến tiền liệt.

- Đối với nam giới trẻ, quan hệ với nhiều bạn tình có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục rất cao như vi khuẩn lậu, chlamydia: thì ưu tiên sử dụng kháng sinh Azithromycin 1g liều duy nhất hoặc Azithromycin 500mg/ngày đầu và duy trì 250mg/ ngày trong 7 - 10 ngày.

- Một số trường hợp đặc biệt có nguy cơ sốc nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cần được nhập viện điều trị nội trú.

+ Levofloxacin IV 500mg/ngày hoặc Ciprofloxacin IV 400mg/12 giờ

*

Levofloxacin IV 500mg/ngày hoặc Ciprofloxacin IV 400mg/12 giờ

+ Có thể phối hợp với nhóm thuốc aminoglycoside (Gentamycin hoặc tobramycin) nếu chức năng thận bình thường.

2 Viêm tuyến tiền liệt mạn tính

- Điều trị ban đầu:

+ Kháng sinh được lựa chọn đầu tay cũng giống như điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính vẫn là nhóm Fluoroquinolon và sulfonamide.

+ Liều tương tự như điều trị viêm TTL cấp tính nhưng thời gian điều trị cần tối thiểu 6 tuần.

+ Trong những trường hợp vi khuẩn kháng với nhóm kháng sinh Fluoroquinolon có thể đổi: Doxycycline hoặc Azithromycin.

+ Fosfomycin cũng cho thấy có khả năng khuếch tán tốt vào nhu mô tuyến tiền liệt.

- Điều trị với những trường hợp tái phát:

+ Nhóm Fluoroquinolon vẫn là nhóm thuốc đầu tay ưu tiên điều trị, tuy nhiên thời gian cần kéo dài ít nhất 6 tuần.

Xem thêm: Bài Thuốc Bổ Gan Thận - Mách Bạn Cây Thuốc Nam Mát Gan Bổ Thận Cực Dễ Tìm

+ Nhóm thuốc Trimethoprim - Sulfamethoxazole là thuốc thay thế có hiệu quả trong các trường hợp điều trị tái phát viêm tuyến tiền liệt.