Ngọc xá lợi, cũng gọi là Ngọc Xá lỵ hay Xá Lợi Phật – là toàn thân tro cốt của đức Phật Thích Ca – Mâu Ni sau hỏa thiêu tạo thành hình dạng như những hạt đậu, rất cứng chắc đến nỗi “dùng búa đá đập thì kỳ lạ thay chày đá vỡ tan mà xá lợi không mảy may hao tổn”.

Bạn đang xem: Hình ảnh xá lợi phật

Những ai có tín tâm thì chỉ cần một niệm tưởng thành kính thì xá lợi tự vỡ ra ứng với “tín niệm” của người đó. Những viên xá lợi cứng chắc ấy lại trơn láng đẹp đẽ, óng ánh chiếu sáng như ngọc nên được gọi là Ngọc Xá Lợi.

Ngọc Xá Lợi là kết quả của quá trình huân tu Giới – Định – Tuệ rất khó đạt được – mà Đức Phật Thích Ca đã thành tựu cho nên nó là “Ruộng phước tối thượng trên đời”. Trong cuốn Luận Đại trí độ, quyển 59 nói: “Cúng dường Xá Lợi Phật, cho dù nhỏ như hạt cải cũng được phước báo vô lượng vô biên”. Trong Ngọc xá lợi cũng chia hai loại:

Một là: Toàn thân Xá Lợi, tức Xá Lợi nguyên vẹn thân thể của, chư vị Thánh tăng, những người đã đạt được giải thoát mà theo hạnh nguyện muốn lưu lại toàn thân xá lợi như Phật Đa Bảo, lục tổ Huệ Năng. Ngài Cựu Ma La thập lưu lại Xá Lợi lưỡi.

*
Xá lợi Phật. Ảnh: St

Hai là: Toàn thân xá lợi. Đó là tro cốt toàn thân sau hỏa thiêu. Thực ra trước đây người ta không tin rằng có xá lợi Phật. Mãi đến năm 1898, nhà khảo cổ học người Pháp là ông W.C Pepé tiến hành khai quật khảo cổ tại vùng Pipráva, phía nam Nepal đã tìm thấy một cái hộp bằng đá, một lớn một nhỏ, trong mỗi hộp đều có chứa những viên Xá lợi. Trong bình đá nhỏ dạng hình cầu chia thành hai phần: nửa phần trên khắc niên đại vua A-Dục còn gọi là vua ASô
Ka được ghi bằng văn tự Brahmi. Nội dung được dịch như sau: “Đây là xá lợi của đức Phật. Phần Xá lợi này do bộ tộc Sã
Kya, nước Srãvasti phụng thờ”.
Kết quả của việc khảo cổ này đã minh chứng những gì từng được ghi lại trong Kinh Trường A Hàm và ở một số bộ Kinh khác về việc phân chia Xá lợi Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại Ấn Độ sau khi Phật nhập diệt hoàn toàn là sự thật.

Thi hài đức Phật được dân chúng và các đệ tử của Ngài trân trọng để lại bảy ngày trước khi tổ chức lễ Trà tỳ chính thức (hỏa táng); chủ lễ là Tôn giả Ma Ha Ca Diếp. Việc phân chia xá lợi khi đó có nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh vì ai cũng muốn dành phần xá lợi để “được dựng tháp cúng dường”. Nhưng cuối cùng các bên cũng thỏa thuận được với nhau mà người đúng ra dàn xếp và tổ chức thành công việc phân chia xá lợi là Bà la môn giáo có tên là Dona (theo Hòa thượng Thích Minh Châu).

Rồi đến thời vua A Dục thống nhất Ấn Độ, vua khai quật tháp xá lợi ở nước La-ma-già và 7 nước khác, lấy xá lợi phân chia thành 84.000 phần để trong 84.000 bảo tráp, rồi kiến lập 84.000 bảo tháp để phụng thờ trong toàn cõi Ấn Độ lúc bấy giờ.

Trong Kinh Công đức tâm Phật lại ghi việc phân xá lợi làm hai loại, khác với phân loại mà phần đầu bài biết đã đề cập. Đó là

1 – Sinh thân Xá lợi, gồm di cốt nguyên vẹn của Phật, Thánh tăng gồm cả toàn thân xá lợi và toái thân xá lợi (tro cốt).

2 – Pháp thân Xá lợi, còn gọi là pháp tạng xá lợi, tức là Giáo pháp, giới luật do đức Phật dạy. Loại xá lợi này hiển thị sau khi Phật diệt độ bởi các Thánh tăng, phật tử nhận thức rằng Giáo pháp và giới luật do Phật chế định tồn tại mãi làm chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh, nó không khác gì đức Phật còn tại thế, không khác gì thân cốt xá lợi nên gọi giáo pháp và giới luật là pháp tạng xá lợi hay pháp xá lợi. Thực ra, khi đức Phật còn tại thế, qua những lời giảng nói, thuyết pháp được chép lại gọi là Kinh thì Ngài có đề cập tới Xá lợi Phật và pháp xá lợi và còn coi “Pháp xá lợi mới là xá lợi đích thực”(!) Ngoài ra còn có xá lợi răng Phật, xá lợi tóc Phật… cũng nằm trong phân loại là sinh thân xá lợi mà thôi!

Sự linh nghiệm của xá lợi Phật xưa nay xẩy ra rất nhiều. Trong cuốn Truyện cao tăng (quyển 1) mục ghi chép chuyện cao tăng người Việt là Khương Tăng Hội (Ngài là người nước Khương Cư, tức vùng Trung Đông bây giờ. Lịch sử Phật giáo Việt Nam coi Ngài là người đầu tiên tới truyền bá đạo Phật trước cả Mâu Tử và Tỳ ni đa lưu chi. Chuyện kể vào lúc bấy giờ vua nước Ngô là Tôn Quyền (thời Tam Quốc ở Trung Hoa) vốn không tin Phật giáo nên đã triệu Khương Tăng Hội vào cung để hỏi xem Phật giáo có sự linh nghiệm gì. Tăng Hội nói: Trong vòng ba tuần sẽ cầu được Xá lợi Phật có hào quang chiếu diệu vô cùng. Quả nhiên sau 21 ngày Khương Tăng Hội cầu được xá lợi. Chỉ do thành tâm mà cảm nhận được xá lợi Phật từ trên trời xuống. Tôn Quyền đã sai lực sỹ dùng chày đá đập xá lợi thì chày đá vỡ tan mà ngọc xá lợi không hề hao tổn. Tôn Quyền cho xây chùa Kiến Sơ và dựng tháp thờ Xá lợi, đến nay vẫn còn.

Sự kiện cầu xá lợi có cảm ứng như vậy rất nhiều được ghi lại trong Tam bảo cảm thông lục; Quảng hoằng minh tập, Pháp uyển châu lâm…

Tuy nhiên, thay vì chạy theo những giá trị có phần … hư ảo, chúng ta hãy quay về nương tựa Pháp thân xá lợi tức là giáo pháp và giới luật của Phật để lại nhằm nỗ lực hành trì để chuyển hóa khổ đau như lời đức Phật căn dặn được ghi lại trong Kinh rằng: “Pháp thân xá lợi mới là xá lợi đích thực”.

Xá lợi (xá lị) - một loại tinh thể thường được phát hiện trong tro cốt của các vị cao tăng sau khi hỏa táng. Vậy xá lợi là gì và nguyên nhân do đâu hình thành xá lợi, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

XIN THƯỜNG NIỆM "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"

1. Xá lợi là gì?

Xá lợi (còn gọi là Xá lị, tiếng Phạn là Sarira) là những hạt tròn có kích thước nhỏ, nhìn trông giống các hạt ngọc trai hay pha lê được hình thành sau khi hỏa táng thi thể của các vị cao tăng đạo Phật sau khi viên tịch. Trong tiếng Hán, xá lợi dịch ra là Thân cốt hoặc linh cốt, có nghĩa là xương nơi thân. Trong thực tế xá lợi có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, bạc, hồng, xanh, … thậm chí có viên còn lấp lánh như đá hoa cương.

*

Xá lợi có nhiều màu khác nhau nhưng phần lớn có màu trắng, giống hạt ngọc trai

2. Các loại xá lị

Có rất nhiều loại xá lợi và được giải thích khác nhau dưới góc nhìn tâm linh và khoa học. Nhưng trên thực tế vẫn có nhiều tranh cãi và những bí ẩn vẫn chưa thể giải đáp.

Xá lợi Phật

Xá lợi Phật được hình thành từ chính Kim thân của Đức Phật, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhìn thấy. Xá lị Phật có hào quang, có khả năng biến hiện và không bị phá hủy. Về màu sắc, tùy theo phước đức từng người mà sẽ nhìn thấy màu sắc khác nhau của xá lợi Phật, thậm chí có những người cả đời không thể nhìn thấy được xá lị Phật.

Xá lị của người tu hành

Xá lị này tùy vào đạo hạnh của người tu hành mà sẽ có hình dáng và màu sắc khác nhau, như của Tổ Ấn Quang có nhiều màu ngũ sắc, của Bồ Tát Thích Quảng Đức thì màu nâu như trái tim không hoại.

Phần lớn những loại xá lợi mà ngày nay chúng ta nhìn thấy đều là của người tu hành, vì xá lị Phật rất hiếm có để có thể thấy, trừ khi phải đặc biệt hữu duyên. Thậm chí, nếu người không có tâm từ bi hành thiện thì có đặt xá lợi Phật trước mặt cũng không thể nào thấy được.

3. Nguyên nhân hình thành của xá lợi

Hiện nay, nguyên nhân hình thành xá lợi vẫn còn đang là một vấn đề gây tranh cãi và có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải đáp cho nguyên nhân này.

Hạt xá lợi hình thành do thói quen ăn uống đồ chay

Những nhà sư hay nhà tu hành trong sinh hoạt hàng ngày hay sử dụng đồ chay, chứa nhiều chất xơ và chất khoáng. Điều này đã khiến quá trình tiêu hóa dễ dàng hấp thụ các muối phốt phát và cacbonat tích lũy dẫn trong cơ thể tạo thành xá lợi. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn không hoàn toàn thuyết phục vì có rất nhiều người trong đời sống là người ăn thuần chay, nhưng cơ thể họ vẫn không thể tạo thành xá lợi sau khi hỏa táng.

*

Một trong những giả thuyết đưa ra cho việc hình thành xá lị là do thói quen ăn uống đồ chay

Xá lợi hình thành do bệnh lý?

Một giả thuyết khác được một số nhà khoa học đưa ra thì việc xá lị hình thành là dấu hiệu của bệnh lý, sỏi thận sỏi mật… Tuy nhiên, giả thiết này lại hoàn toàn không thuyết phục khi có rất nhiều người mắc bệnh nhưng không một ai có xá lị, ngược lại những vị cao tăng tu hành có xá lị thì lại không hề mắc phải những bệnh lý trên.

Xá lợi hình thành do năng lực tinh thần

Nếu ở trên là hai giả thuyết theo khoa học thì một giả thuyết khác được đưa ra rằng việc hình thành xá lợi là do sức mạnh của tinh thần. Hàng ngàn năm trước đây, khi khoa học chưa phát triển thì giả thuyết này được phần lớn chúng sinh tin tưởng và chấp nhận, tuy nhiên nếu đặt trong bối cảnh xã hội hiện tại thì giả thuyết này lại vướng vào sự phản đối của rất nhiều người.

Ngoài ra, còn có các giả thuyết khoa học khác nói về nhiệt độ hỏa táng, quá trình hỏa táng thuận lợi cho việc hình thành các tinh thể, nhưng nói tóm lại, nguyên nhân chính xác dẫn đến việc hình thành xá lợi, và việc tại sao xá lị lại có được nhiều màu sắc khác nhau và thường chỉ xuất hiện ở những vị cao tăng đắc đạo thì vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp đối với nhân loại.

*

Nguyên nhân hình thành xá lợi vẫn đang là một bí ẩn chưa có lời giải của nhân loại

4. Những trường hợp có thật về xá lợi

Theo ghi chép lịch sử Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi viên tịch, sau khi hỏa táng đã thu được 84000 viên xá lợi với những tia sáng muôn màu như những viên ngọc quý. Sau đó mỗi một viên xá lị đều trở thành bảo vật quý giá của Phật giáo. Trên thực tế những năm gần đây cũng có nhiều trường hợp các cao tăng sau khi hỏa táng thì trong tro cốt cũng tìm thấy xá lợi.

BẠN QUAN TÂM: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Là Ai? Ý Nghĩa Gì?

Năm 1990, tại Singapore, vị cao tăng Hoằng Huyền pháp sư sau khi viên tịch đã tìm được 480 viên xá lị với kích cỡ như hạt đỗ, trong suốt và sáng lấp lánh.

Năm 1991, phó Hội trưởng hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn đã xác lập kỷ lục thế giới khi tìm thấy tận 11000 viên xá lị.

Tại Việt Nam, cũng có một số các trường hợp tìm được xá lợi khi hỏa táng thi thể của các cao tăng sau viên tịch. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, năm 1034, triều vua Lý Thái Tông có hai nhà sư là Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm sau khi viên tịch đã để lại xá lợi. Nhà vua đã lấy những hạt này đem thờ tại chùa Trường Thánh.

*

Trái tim Xá lợi của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Hay gần đây nhất là trường hợp của Bồ Tát Thích Quảng Đức. Năm 1963, để chống lại chế độ đàn áp của Mỹ Diệm, hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu. Sau khi thi hài ngài được hỏa táng thì trái tim không hề bị thiêu cháy mà nguội dần rồi cứng lại như một viên xá lị lớn màu nâu sẫm, gọi là trái tim bất hoạt hay Trái tim xá lợi. Đây là một hiện tượng lạ lùng mà chưa một ai có thể lý giải được. Hiện trái tim xá lị ấy đang được thỉnh về chùa Việt Nam quốc tự để bảo vệ.

Được coi như một bí ẩn chưa có lời giải đáp xác đáng của nhân loại, xá lợi có thật không vẫn là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, đối với những Phật tử nói riêng hay những người có phần tin tưởng vào Phật giáo nói chung thì xá lợi vẫn là một biểu tượng tâm linh có ý nghĩa tốt. Nó đem lại vận may, phước đức cho chúng sanh. Nhưng ngược lại, nếu muốn hưởng được phước đức từ bất cứ điều gì thì chính bản thân mỗi người phải tích đức hành thiện, bồi dưỡng lòng từ bi, có tâm hướng thiện, từ đó việc dữ ắt hóa lành, cuộc sống sẽ thêm phần an yên, hạnh phúc.

Xem thêm: Bóng đá việt nam và - arsenal đến việt nam

Bạn đang xem bài viết Xá lợi là gì?

Để cập nhật những thông tin Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Truyền hình An Viên trên các nền tảngFacebook,Website,Youtube.